Ngày nay, hầu hết mọi người đều ưu tiên sự tối giản trong mọi khía cạnh đời sống. Lối sống tối giản (Minimalism) đã trở thành trào lưu được ưa chuộng của nhiều gia đình trẻ hiện nay.
Với xu hướng tối giản nhất có thể, thiết kế Minimalism chỉ sử dụng các vật dụng và nội thất thiết yếu, lược bỏ đi các yếu tố không cần thiết để tạo nên một không gian sống gọn gàng, đơn giản nhưng vẫn rất tiện nghi. Để hiểu sâu hơn về phong cách Minimalism trong nội thất, hãy cùng Intehome khám phá trong bài viết này nhé.
Khám phá phong cách Minimalism – Sự tối giản trong thiết kế nội thất
Phong cách Minimalism là gì?
Minimalism hay còn gọi là phong cách tối giản được sử dụng phổ biến trong thiết kế nội thất ngày nay. Đúng như cái tên của nó, đây là phong cách đề cao sự tối giản, giản lược tất cả mọi thứ hết mức có thể và chỉ giữ lại những phần thiết yếu.
Phong cách tối giản dần trở nên phổ biến từ sau thế chiến thứ 2 trong phong trào nghệ thuật phương Tây. Minimalism thể hiện rõ nét nhất trong nghệ thuật thị giác qua các tác phẩm hội họa của họa sĩ Mark Rothko.
Minimalism là một nhánh nhỏ nằm trong phong cách đương đại. Giai đoạn đầu, phong cách Minimalism được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực kiến trúc và nhiếp ảnh, say đó lan rộng sang nhiều lĩnh vực khác nhau như âm nhạc, thời trang, nội thất. Cho đến ngày nay, sự tối giản vẫn ngày càng được ưa chuộng nhiều hơn trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
Phong cách Minimalism trong thiết kế kiến trúc – nội thất
Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969) là một kiến trúc sư người Đức nổi tiếng thế giới. Ông được xem như cha đẻ của phong cách nội thất tối giản và là một trong số những người đầu tiên đặt nền móng phát triển cho trào lưu kiến trúc hiện đại. Ông đã đặt ra những chuẩn mực đầu tiên cho phong cách Minimalist theo tiêu chí càng đơn giản càng tốt qua việc sử dụng đường nét đơn giản, chi tiết tinh giản, hạn chế tối đa đồ trang trí,… tạo nên một không gian cô đọng và tinh tế.
Điểm đặc trưng của phong cách tối giản Minimalism chính là sự đơn giản nhưng lại toát lên sự tinh tế và hiện đại, bỏ qua mọi chi tiết và đường nét cầu kỳ, chỉ sử dụng nội thất cần thiết nhưng vẫn đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ và công năng sử dụng. Mọi thứ được tinh giản mang đến một không gian hài hòa và khoáng đạt.
Phong cách tối giản không chỉ rất thịnh hành tại các nước Châu Âu mà còn lan rộng sang các nước trong khu vực Châu Mỹ. Ở Châu Á, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên áp dụng phong cách tối giản trong thiết kế nội thất. Trường phái thiết kế nội thất tối giản và tinh tế cũng được Nhật Bản ứng dụng trong hầu hết các công trình bao gồm cả truyền thống lẫn đương đại.
Những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế nội thất Minimalism
Less is more – Ít là nhiều
Nguyên tắc bất biến Less is more – dịch sang tiếng Việt có nghĩa ‘Ít là nhiều’ nhưng được hiểu đơn thuần là càng đơn giản càng tốt. Trong thiết kế nội thất, Less is more hướng đến sự giản lược tối đa các chi tiết trong kiến trúc và hạn chế sử dụng quá nhiều nội thất trong trang trí.
Ngôi nhà phong cách Minimalism ưu tiên loại bỏ những thứ không cần thiết liên quan đến nội thất và đồ trang trí. Tinh giản mọi thứ, ưu tiên sử dụng nội thất thông minh đem lại sự gọn gàng, tiện nghi đáp ứng đầy đủ công năng và tạo nên một không gian rộng rãi, thoáng đãng.
Hạn chế màu sắc
Ngoài việc sử dụng nội thất tối giản, phong cách thiết kế Minimalism còn hạn chế sử dụng màu sắc. Trong một không gian không sử dụng nhiều gam màu cùng lúc. Mọi đồ vật trang trí cũng như nội thất đều dùng màu đơn giản, nói không với màu sắc sặc sỡ. Thông thường, một không gian tối ưu nhất là sử dụng 3 màu dựa theo nguyên tắc 1 màu chủ đạo, 1 màu nhấn và 1 màu nền. Và chỉ nên sử dụng tối đa 4 màu trong thiết kế nội thất Minimalist.
Những gam màu trung tính thường được sử dụng cho các bức tường để tạo phông nền cho đồ nội thất. Những gam màu nhẹ nhàng cùng đường nét kiến trúc tối giản giúp cho không gian trở nên trang nhã và tinh tế hơn.
Sự tương phản của các màu sắc kết hợp khiến cho không gian trở nên ấn tượng và độc đáo hơn. Kiến trúc sư thường ưu tiên sử dụng màu trắng cho các mảng tường làm nổi bật lên các đồ vật trang trí và nội thất xung quanh tạo nên hiệu ứng thị giác tốt cho không gian rộng rãi, khoáng đạt.
Yếu tố ánh sáng
Trong thiết kế nội thất phong cách Minimalism thì không gian chính là yếu tố tạo nên vẻ đẹp chứ không phải các đồ vật hay nội thất trang trí. Và do đó, ánh sáng trở thành yếu tố trang trí quan trọng tạo nên một không gian tổng thể trọn vẹn.
Việc tận dụng ánh sáng tự nhiên sẽ tạo nên hiệu ứng thẩm mỹ tuyệt vời thông qua thị giác người nhìn giúp tôn lên vẻ đẹp của đồ nội thất cũng như các đường nét trong không gian nội thất tối giản. Có thể sử dụng ánh sáng nhân tạo thay thế nhưng cần phải chọn lọc kỹ lưỡng để tạo điểm nhấn trong cấu trúc, đường nét thiết kế và thành phần nội thất trang trí.
Nội thất và các chi tiết trang trí tối giản
Tất cả đồ dùng nội thất như bàn, ghế, giường, tủ, kệ ti vi,… đều được giản lược tối đa. Ưu tiên sử dụng nội thất phong cách Minimalism. Hầu hết là nội thất thông minh, hiện đại có kết cấu đơn giản nhưng đa tính năng đáp ứng nhu cầu sử dụng một cách toàn diện.
Các đồ vật trang trí cũng có thể sử dụng nếu cần thiết chứ không đơn thuần chỉ là gia tăng tính thẩm mỹ. Bố trí các đồ vật cũng như nội thất tối giản giúp cho không gian gọn gàng và khoa học hơn.
Sự đơn giản nhưng không đơn điệu, tối giản nhưng lại đầy tinh tế và thẩm mỹ cao chính là phong cách nội thất Minimalism. Để sở hữu một không gian thiết kế nội thất chuyên nghiệp, chắc hẳn không thể thiếu vắng bàn tay của những kiến trúc sư tài ba. Hãy đến với Intehome, chúng tôi sẽ giúp không gian sống của bạn được tinh giản một cách đầy nghệ thuật.